Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

26/6/20

Bảo vệ gan

sắp sửa Tết nên rất nhiều số học viên mới và các học trò cũ inbox hỏi mình là có cách gì để "bảo vệ" cho gan trong thời kì "bị mời bia rượu" quá nhiều ko? thật ra thì mình ko muốn "mách" những cái cách kiểu này cho các bạn, để tránh các bạn nảy sinh cái tư duy là đc phép rượu bia thoải mái vô tội vã vì đã biết cách "phòng ngừa" hỏng gan. cho nên các bạn lưu ý là mình viết status này mang tính chất share kiến thức và giải đáp cho trường hợp bất khả thi là ko từ chối đc tiệc rượu Tết, chứ ko phải là cổ vũ các bạn vô tư uống rượu vì "đã có thuốc chữa".

organ giải độc của cơ thể mình là gan, điều này chắc các bạn thừa biết. còn Glutathione thì chắc vài bạn biết và vài bạn có thể là ko. Glutathione (GSH) không phải là một loại thuốc mà là một chất tự nhiên trong cơ thể có trong mọi tế bào cơ thể và được sinh vật sử dụng để bảo vệ chống lại các mối nguy hóa học và môi trường. Glutathione là một trong những phân tử bảo vệ quan trọng nhất trong cơ thể con người.

các nhiệm vụ linh hoạt của GSH trong cơ thể bao gồm: trung hòa hóa chất độc hại; duy trì protein tế bào (cellproteins) để bảo vệ chống lại rối loạn chuyển hóa; tăng cường hệ thống miễn dịch; hiệu quả như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ; hỗ trợ duy trì tình trạng vitamin C và E trong cơ thể. Glutathione được cung cấp thông qua thực phẩm ăn uống và cũng được sản xuất bởi chính cơ thể. tất cả các tế bào có thể sản xuất GSH, nhưng với gan, là cơ quan trung tâm để giải độc, thì gan tạo ra số lượng Glutathione cao nhất. dễ hiểu đúng ko? nồng độ Glutathione cao nhất được tìm thấy ở gan và thận, cũng như trong ruột và trong dịch mô phổi, nơi mà GSH trung hòa các chất độc hại và hít phải chất ô nhiễm thông qua ảnh hưởng của thực phẩm hoặc môi trường. thêm nữa là Glutathione có trong màng nhầy của toàn bộ đường tiêu hóa và có thể chặn và vô hiệu hóa các chất độc ở đó trước khi chúng được sinh vật hấp thụ. Glutathione không chỉ đóng vai trò là rào cản (barrier) trong dịch mô phổi mà còn tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch, tạo thành chuỗi phòng thủ quan trọng nhất của cơ thể. chức năng bảo vệ này diễn ra vĩnh viễn trong tất cả các hệ thống cơ quan quan trọng. và như ở trên mình nói thì nơi sản xuất ra Glutathione với nồng độ và lượng cao nhất là ở chỗ gan. gan như kiểu là "bãi rác trung tâm của thành phố" của sinh vật: thực tế tất cả các chất độc được thu thập, giải độc và loại bỏ ở đây. trước hết, sinh vật phải chuyển đổi các độc tố hòa tan trong nước kém thành các dạng có thể được bài tiết. để làm điều này, họ bị ràng buộc với một chất mang dễ hòa tan. ngoài các axit amin ra thì Glutathione cũng thích hợp xử lý ở đây.

bây h các bạn đã hiểu qua loa cái cách giải độc của gan và sự quan trọng của GSH. có rất nhiều lý do có thể khiến nồng độ và lượng GSH trong người mình bị giảm hụt. và trong các lý do đấy thì 1 lý do đáng kể khiến thâm hụt nồng độ GSH chính là nếu bia rượu quá nhiều. và ko chỉ thế mà bia rượu quá nhiều (hoặc thuốc men etc.) khiến chức năng sản sinh tạo hoá ra GSH mới ở trong gan cũng bị đè nén. đâm ra là bị thiệt thòi trong 2 khía cạnh. thứ nhất là bị mất đi lượng GSH để giải độc, thứ2 là gan ko sản sinh ra GSH mới kịp thời do GSH-synthesis bị đè nén, nhưng các độc tố (rượu bia) từ bên ngoài thì lại vẫn theo tốc độ đấy uống vào người. đọc đến đây chắc nhiều bạn sẽ nghĩ đến phương pháp là uống thêm thực phẩm bổ sung Glutathione để tăng nồng độ Glutathoine lên cho cơ thể? uhm làm như thế cũng đc, nhưng ko phải là cách thông minh. tại vì các nghiên cứu cho thấy GSH ăn vào (uống vào) nhanh chóng được chuyển đổi thành GSSG (Glutathione disulfide) và được làm giàu trong các tế bào hồng cầu hoặc gan.

theo tình trạng kiến ​​thức hiện nay, bản thân tpbs Glutathione ít phù hợp để tăng tác dụng GSH-effect thông qua thực phẩm bổ sung, mà thay vào đó là dùng Acetylcystein (ACC) hoặc N-Acetylcystein (NAC). tại vì ACC/NAC tăng cường tổng hợp Glutathione của cơ thể. thế cho nên khi hấp thụ ACC/NAC thì nồng độ của Glutathione đc tăng lên nhiều trong gan bởi elevated GSH-Synthesis, tốt hơn nhiều so với trực tiếp uống GSH.
Read More

Nồng độ cồn

xác định nồng độ cồn trong hơi thở là phép đo nồng độ cồn trong không khí chúng ta hít thở. sau khi uống đồ uống có cồn hoặc ăn thực phẩm chứa cồn, thì trong Alveolen (phế nang) có một sự trao đổi khí giữa không khí chúng ta hít thở và rượu tiêu thụ. rượu chứa trong máu ngoại vi (peripheral blood) được đưa lên bởi không khí trong lành hít vào và được giải phóng với không khí thở ra, cho phép thực hiện phép đo và đưa ra kết luận về nồng độ cồn trong máu của mình. các loại thiết bị đo tự động khác nhau dựa trên các phương pháp đo (measuring principle) khác nhau để xác định nồng độ cồn trong không khí thở. 3 phương pháp mà phổ biến nhất thì là dựa trên cảm biến electronic semiconductor, fast-fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) hoặc các tế bào đo điện hóa (electrochemical measuring cells).

nếu một cảm biến semiconductor tiếp xúc với một chất khí từ không khí xung quanh, nó sẽ phản ứng bằng cách thay đổi độ dẫn điện của lớp cảm biến nhạy cảm với khí. các oxit kim loại bán dẫn thường được sử dụng như một lớp nhạy cảm (sensitive layer). điển hình của việc này là thiếc dioxide, oxit wolfram, titan dioxide và oxit kẽm. vì chúng có khoảng cách dải lớn (gọi là Band-Gap), chúng phải được làm nóng đến nhiệt độ từ 200 °C đến 600 °C trong quá trình hoạt động để có độ dẫn điện nội tại tốt. việc này ko tiện lợi tí nào cho công an làm việc trên thực tế cho nên phương pháp này sẽ ko đc sử dụng. vậy chỉ còn lại 2 phép đo bằng công nghệ "infrared spectrospopy" (Hệ thống đo hồng ngoại) hoặc "electrochemical measuring system" (Hệ thống đo điện hóa).

hệ thống lấy mẫu (probe) của hệ thống đo điện hóa cung cấp một mẫu không khí có thể tích xác định chính xác cho cảm biến điện hóa. cảm biến chọn lọc và với độ chính xác cao sẽ xác định hàm lượng ethanol trong mẫu hơi thở. trong cảm biến có một màng được tẩm chất điện phân (electrolyt) mang điện cực đo và điện cực đếm. chất điện phân và vật liệu điện cực được chọn sao cho rượu cần phân tích bị oxy hóa điện hóa trên lớp xúc tác (katalysator) của điện cực đo. các electron được giải phóng trong phản ứng tại điện cực chảy ra như dòng điện vào thiết bị điện tử thông qua các dây kết nối. việc đánh giá dòng cảm biến xác định tổng điện tích được chuyển đổi trong phản ứng điện hóa, phụ thuộc vào lượng cồn trong buồng lấy mẫu (probe). quá trình đo "coulometric" này mang lại cho cảm biến sự ổn định lâu dài đặc biệt. cảm biến điện hóa chỉ phản ứng rất đặc biệt với rượu. ví dụ, acetone, được tìm thấy trong không khí hô hấp của bệnh nhân tiểu đường hoặc trong chế độ ăn kiêng theo Keto, không thể làm sai lệch kết quả đo vì nhóm ketones không phản ứng ở các điện cực. điều này ngăn ngừa các phép đo dương tính giả.

còn ở trong một cảm biến quang-hồng ngoại, một nguồn sáng trong hồng ngoại - không thể nhìn thấy bằng mắt người - phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau (wavelength). ánh sáng đi qua hai "cửa sổ" và "bộ lọc nhiễu" (interference filter) chỉ trong suốt (transparent) cho một bước sóng nhất định. mốt máy dò đo cường độ (intensity) của ánh sáng tới và truyền tín hiệu tương ứng đến thiết bị điện tử. nếu có một khí giữa hai cửa sổ "nuốt" (absorbed) một phần ánh sáng của bước sóng nhất định - ví dụ rượu ethanol - cường độ ánh sáng tại máy dò và do đó tín hiệu đầu ra điện của nó bị giảm đi. mức giảm này càng lớn thì nghĩa là nồng độ cồn cũng càng lớn và do đó là thước đo nồng độ cồn.

và đương nhiên là nồng độ cồn ko chỉ đo đc khi mình uống rượu. tại vị các đồ ăn thực phẩm tự nhiên như hoa quả, nước ép từ hoa quả (nước nho, nước vải vvv) cũng chứa cồn. quả chuối càng quá chín thì càng lên men chứ còn sao nữa. rượu thì là triết từ hoa quả trái cay lên men chứ còn gì nữa mà thắc mắc. còn nếu như uống thuốc ho (sirup) chứa cồn thì khác đéo gì uống ruợu. có gì mà ngạc nhiên. vấn đề là ở VN bắt đầu bị phạt cấm ko đc lái xe ở nồng độ cồn là bao nhiêu promill? nếu là 0,000 promill thì chịu. bên Đức nếu nồng độ cồn từ 0,5 - 1,09 promill thì phạt 500€ (tương đương 13tr500 vnd) + 4 tuần thu bằng lái + bị trừ 2 điểm ở flensburg. còn nếu nồng cồn trên 1,10 promill thì sẽ bị đi tù hoặc phạt tiền cực nặng (toà xử lý tuỳ trường hợp).

đấy nói nôm na là nó cho phép mày có tollerance đến 0,49 promill cho những trường hợp mày ăn cực nhiều vải, chuối, bánh mỳ từ Hefe hoặc thích nguỵ biện củ lồn gì cũng sẽ ko quá nồng độ đấy, vì uống cả 1 chai bia cũng chỉ đến 0,3-0,4 promill. còn nếu như mày ăn 10 cân vải khiến lên men say rượu thì mày phải chịu thôi haha. còn riêng cá nhân mình thì thấy là thay đổi luật, cấm lái xe khi rượu bia là lẽ phải. và các bạn cũng đừng quên là nếu đêm hôm qua nát rượu thì sáng hôm sau chưa chắc đã hết nồng độ cồn. khi bị bắt thổi kèn lại Ơ quả Mơ ra
Read More

24/1/20

Uống whey có bị to cơ và thô không ?

tư duy như cc. muốn theo hướng “fitness” nhưng sợ uống whey làm to cơ... chỉ muốn săn cơ, chứ ko muốn cơ to ra. đm dăm ba cái sợi cơ còn chưa bằng đc đứa con gái mà sợ bị cơ to ra

***

Hỏi: Anh ơi cho em hỏi xíu ạ 1.) Về chế độ ăn: Em thấy trong khẩu phần có sử dụng Whey. Nếu dùng Whey thì cơ thể em (cụ thể là cơ) có bị to ra không anh? Do mục đích ban đầu của em là rút mỡ trước, cơ thể của em lùn và mỡ nhiều,

do vậy nếu tăng cơ quá nhìn dáng sẽ rất thô nên em muốn theo hướng fitness, khi rút mỡ rồi mới tính đến săn cơ chứ hoàn toàn không muốn to cơ. Do vậy em có thể loại bỏ Whey trong khẩu phần ăn được không anh?. Mong anh tư vấn giúp em.

2.) Trong yêu cầu em thấy phải uống ít nhất 4 lít nước/ ngày như vậy có ảnh hưởng đến tốc độ giảm cân và bị trữ nước trong cơ thể không ạ. Em cảm ơn anh.

Đáp:

1.) whey là protein, cơ thể cần protein và người vận động cơ bắp cần protein, cơ bắp là các nhà máy để đốt mỡ. em có tập 10 đời cũng ko sợ bị to cơ quá đâu em ơi, chưa đi học thì đừng Sợ bị thông minh quá.

2.) 1 ngày hấp thụ 4L chất lỏng. có nghĩa là tất tần tật chứ ko phải uống thêm 4L. những đứa bị trữ nước là những đứa uống thiếu nước. thiếu nước nên cơ thể mới tích nược lại, còn tại sao đừng có chỉ nhìn vào con số cân thì anh từng viết hơm.

1000 bài. em dùng óc cũng hiểu đc. giã sử bây h em mất hết đi cơ bắp chỉ còn lại lượng cơ bắp kém hơn 1 đứa con gái ko tập tành thì em cũng tụt cân, nhưng lúc đấy người em nhìn như LÔN.
Read More

25/7/19

Ecdysterone là gì ? Chúng có giúp tăng cơ không ?

lại người VN đi lừa người VN. hết Sarms thì bây h đến ß-Ecdysteron. cái việc quan trọng nhất là tất cả các nghiên cứu mà cho rằng có tác dụng đến body composition đều chỉ được thực hiện trên thú vật.

con người không phải là loại bò sát như rắn, thằn lằn, hoặc các moulted animals như con cua, con nhện, hoặc các con côn trùng, cho nên ở con người không có ecdyson-receptors.


thế cho nên khả năng thúc đẩy bio-proteinsynthesis trực tiếp từ ecdysteron sẽ là con số 0 đối với con người, và chỉ có khả năng thúc đẩy nó qua các metabolits của ecdysteron sau khi ecdysteron được metabolism ở trong người, và đương nhiên là điều này sẽ rất là thấp.
Read More

12/7/19

Chất đạm, protein có làm hại thận không ?

Mặc dù chủ đề này cũng như mối lo ngại rằng chất đạm có thể làm hư hại đến quả thận khỏe mạnh đã từ lâu không còn là mối bận tâm của tôi nữa nhưng rất tiếc nó vẫn còn nằm trong tiềm thức của rất nhiều người và cả rất nhiều bác sĩ.

Một điều đáng tiếc nữa là khi nói đến chủ đề này thì vẫn còn có những điều bị khái quát hóa một cách không chính xác. Trước đây, khi nói về chủ đề vitamin tôi đã đề cập rằng các phát biểu mang tính chung chung đều thường không chính xác, đặc biệt là trong ngành y học.

Chất đạm, protein có làm hại thận không ?

Không thể nói là vitamin hoặc protein là có lợi hoặc có hại đối với thận. Những lời nói chung chung, mang tính chất đánh đồng như vậy phần lớn là không chính xác. Và rất phản khoa học.
Read More

6/6/19

Casein là gì ? Có tốt không ?

nếu không nhầm thì 2016 ở fb profile cũ mình từng viết là 1 ngày không nên uống nhiều hơn 30gr casein. nhưng do profile cũ không còn nữa nên bây giờ viết lại, và cũng sẽ là lần cuối. các bạn đọc hết đến chữ cuối cùng trước khi tay nhanh hơn não.

Casein là gì ? Có tốt không ?

Casein là gì thì chắc mọi người đều biết rồi. những ai không biết thì đây là description ngắn gọn: Whey và Casein là chất đạm (protein) từ nguồn gốc là sữa động vật có vú, thường thì là từ sữa bò.
Read More

Whey hydrolyzed có tốt không ?

trong việc phát triển cơ bắp, dùng Whey nào đi nữa cũng ko “tốt hơn” cho sự phát triển (bio-proteinsynthesis) cơ bắp. mình từng viết 100000 bài về Whey rồi. các bạn có thể tự tìm đọc.

Whey Concentrate và Whey Isolate nó khác nhau ở FILTRATION. có nghĩa là ở độ tinh khiết khi LỌC (filter). concentrate là lọc “đơn giản”. isolate là lọc “kỹ càng”.

Whey hydrolyzed có tốt không ?

 Whey Concentrate ko lọc kỹ cho nên sẽ vẫn chứa nhiều hoocmon của sữa (igf1, igf2 etc.) và khiến gây mụn/acne cho những người có cơ địa “bất lợi”. còn hydrolized là công nghệ HYDROLYZATION.
Read More