26/6/20

Nồng độ cồn

xác định nồng độ cồn trong hơi thở là phép đo nồng độ cồn trong không khí chúng ta hít thở. sau khi uống đồ uống có cồn hoặc ăn thực phẩm chứa cồn, thì trong Alveolen (phế nang) có một sự trao đổi khí giữa không khí chúng ta hít thở và rượu tiêu thụ. rượu chứa trong máu ngoại vi (peripheral blood) được đưa lên bởi không khí trong lành hít vào và được giải phóng với không khí thở ra, cho phép thực hiện phép đo và đưa ra kết luận về nồng độ cồn trong máu của mình. các loại thiết bị đo tự động khác nhau dựa trên các phương pháp đo (measuring principle) khác nhau để xác định nồng độ cồn trong không khí thở. 3 phương pháp mà phổ biến nhất thì là dựa trên cảm biến electronic semiconductor, fast-fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) hoặc các tế bào đo điện hóa (electrochemical measuring cells).

nếu một cảm biến semiconductor tiếp xúc với một chất khí từ không khí xung quanh, nó sẽ phản ứng bằng cách thay đổi độ dẫn điện của lớp cảm biến nhạy cảm với khí. các oxit kim loại bán dẫn thường được sử dụng như một lớp nhạy cảm (sensitive layer). điển hình của việc này là thiếc dioxide, oxit wolfram, titan dioxide và oxit kẽm. vì chúng có khoảng cách dải lớn (gọi là Band-Gap), chúng phải được làm nóng đến nhiệt độ từ 200 °C đến 600 °C trong quá trình hoạt động để có độ dẫn điện nội tại tốt. việc này ko tiện lợi tí nào cho công an làm việc trên thực tế cho nên phương pháp này sẽ ko đc sử dụng. vậy chỉ còn lại 2 phép đo bằng công nghệ "infrared spectrospopy" (Hệ thống đo hồng ngoại) hoặc "electrochemical measuring system" (Hệ thống đo điện hóa).

hệ thống lấy mẫu (probe) của hệ thống đo điện hóa cung cấp một mẫu không khí có thể tích xác định chính xác cho cảm biến điện hóa. cảm biến chọn lọc và với độ chính xác cao sẽ xác định hàm lượng ethanol trong mẫu hơi thở. trong cảm biến có một màng được tẩm chất điện phân (electrolyt) mang điện cực đo và điện cực đếm. chất điện phân và vật liệu điện cực được chọn sao cho rượu cần phân tích bị oxy hóa điện hóa trên lớp xúc tác (katalysator) của điện cực đo. các electron được giải phóng trong phản ứng tại điện cực chảy ra như dòng điện vào thiết bị điện tử thông qua các dây kết nối. việc đánh giá dòng cảm biến xác định tổng điện tích được chuyển đổi trong phản ứng điện hóa, phụ thuộc vào lượng cồn trong buồng lấy mẫu (probe). quá trình đo "coulometric" này mang lại cho cảm biến sự ổn định lâu dài đặc biệt. cảm biến điện hóa chỉ phản ứng rất đặc biệt với rượu. ví dụ, acetone, được tìm thấy trong không khí hô hấp của bệnh nhân tiểu đường hoặc trong chế độ ăn kiêng theo Keto, không thể làm sai lệch kết quả đo vì nhóm ketones không phản ứng ở các điện cực. điều này ngăn ngừa các phép đo dương tính giả.

còn ở trong một cảm biến quang-hồng ngoại, một nguồn sáng trong hồng ngoại - không thể nhìn thấy bằng mắt người - phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau (wavelength). ánh sáng đi qua hai "cửa sổ" và "bộ lọc nhiễu" (interference filter) chỉ trong suốt (transparent) cho một bước sóng nhất định. mốt máy dò đo cường độ (intensity) của ánh sáng tới và truyền tín hiệu tương ứng đến thiết bị điện tử. nếu có một khí giữa hai cửa sổ "nuốt" (absorbed) một phần ánh sáng của bước sóng nhất định - ví dụ rượu ethanol - cường độ ánh sáng tại máy dò và do đó tín hiệu đầu ra điện của nó bị giảm đi. mức giảm này càng lớn thì nghĩa là nồng độ cồn cũng càng lớn và do đó là thước đo nồng độ cồn.

và đương nhiên là nồng độ cồn ko chỉ đo đc khi mình uống rượu. tại vị các đồ ăn thực phẩm tự nhiên như hoa quả, nước ép từ hoa quả (nước nho, nước vải vvv) cũng chứa cồn. quả chuối càng quá chín thì càng lên men chứ còn sao nữa. rượu thì là triết từ hoa quả trái cay lên men chứ còn gì nữa mà thắc mắc. còn nếu như uống thuốc ho (sirup) chứa cồn thì khác đéo gì uống ruợu. có gì mà ngạc nhiên. vấn đề là ở VN bắt đầu bị phạt cấm ko đc lái xe ở nồng độ cồn là bao nhiêu promill? nếu là 0,000 promill thì chịu. bên Đức nếu nồng độ cồn từ 0,5 - 1,09 promill thì phạt 500€ (tương đương 13tr500 vnd) + 4 tuần thu bằng lái + bị trừ 2 điểm ở flensburg. còn nếu nồng cồn trên 1,10 promill thì sẽ bị đi tù hoặc phạt tiền cực nặng (toà xử lý tuỳ trường hợp).

đấy nói nôm na là nó cho phép mày có tollerance đến 0,49 promill cho những trường hợp mày ăn cực nhiều vải, chuối, bánh mỳ từ Hefe hoặc thích nguỵ biện củ lồn gì cũng sẽ ko quá nồng độ đấy, vì uống cả 1 chai bia cũng chỉ đến 0,3-0,4 promill. còn nếu như mày ăn 10 cân vải khiến lên men say rượu thì mày phải chịu thôi haha. còn riêng cá nhân mình thì thấy là thay đổi luật, cấm lái xe khi rượu bia là lẽ phải. và các bạn cũng đừng quên là nếu đêm hôm qua nát rượu thì sáng hôm sau chưa chắc đã hết nồng độ cồn. khi bị bắt thổi kèn lại Ơ quả Mơ ra