29/11/18

Mối liên hệ giữa thần kinh và cơ bắp

tại sao các mạch máu và hệ thống thần kinh (neural) trong cơ thể quan trọng thì các bạn đọc bài này để tự suy luận và để có basic để hiểu được những bài viết sau này mình sẽ viết.

toàn bộ cơ thể mình (trừ hệ thống khớp) phải cần sự cung cấp từ máu mới có thể tồn tại và sống được. trong người mình chung bình có gần 200 tỷ mạch máu, và nếu mình nối tất cả chúng nó lại thành 1 sợi dây thì sợi dây đấy sẽ dài tầm 100.000 kilomet!

đường kính của trái đất tầm < 13.000 kilomet. minh hoạ như vậy để cho các bạn hình dung được là nó nhiều như thế nào. trong tim, trong não, trong mắt, trong phổi, trong thận, trong gan... tất cả kết nối với nhau qua các mạch máu.

sức khoẻ của mình tốt hay xấu sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của các “sợi dây” này. cũng như cái mạng lưới internet thôi. đứt dây Cab ở đâu đấy sẽ có thể làm các bạn ở nhà mất wifi.

thế cho nên điều quan trọng nhất là giữ sức khoẻ của mạng lưới này. 1 tip cho các bạn. điếu thuốc lá nó trực tiếp làm hỏng mòn đi các mạch máu này. bây giờ các bạn đi hút 2 điếu vào cho đỡ sợ nhé.

Mối liên hệ


Rất nhiều học trò nhắn tin thắc mắc hỏi mình là: tại sao để ý thấy là nhiều người vận động viên tập thể hình có khối lượng cơ bắp rất to nhưng sức lực lại “yếu” và không khoẻ bằng những vận động viên cử tạ “nhỏ con”.

tại sao những người cử tạ tầm 60/70/80kg lại có thể nâng được những mức tạ gấp 2 gấp 3 lần trọng lượng của họ như vậy? vấn đề nó nằm ở “thần kinh” (neural adaptations).

Mối liên hệ giữa thần kinh và cơ bắp

Trước tiên mình nói qua 1 chút về cấu trúc của hệ thần kinh trong cơ thể người: mỗi hoạt động của chúng ta – ví dụ như một cái nháy mắt có chủ ý hay việc điều khiển ô tô – đều phụ thuộc vào hoạt động của hệ thần kinh.

mạng lưới kết nối các dây thần kinh rất phức tạp này nằm trải dài khắp nơi trong cơ thể người. nó liên tục thu nhận thông tin và chuyển tiếp các lệnh để các loại cơ và những cơ quan khác tiến hành hoạt động.

trái với hệ thống máu (blood system) và hệ bạch huyết (lymph system), các dây thần kinh không tạo nên một hệ thống đồng nhất. đúng hơn đó là nhiều hệ thống khác nhau có liên kết với nhau.

trung tâm điều khiển cao cấp (não bộ) và các đường dây liên kết quan trọng nhất của nó (tủy sống) tạo thành hệ thống thần kinh trung ương (CNS, central nervous system).

các chức năng cao cấp hơn ví dụ như ghi nhớ, so sánh và quyết định được tiến hành trong não bộ. các dây thần kinh ngoại biên tạo thành một mạng lưới đa nhánh và các nhánh đó dẫn vào và ra khỏi tủy sống.

nếu một tiểu thể xúc giác, một thiết bị cảm biến nhiệt độ trên ngón tay, một tế bào giác quan ở mắt, tai, mũi hoặc trên lưỡi bị môi trường bên ngoài kích thích, thì sự kích thích (stimulus) đó sẽ lan truyền dưới dạng xung điện (electric-impulse) tới các các tế bào tua của các tế bào thần kinh (dentrites).

bây giờ các bạn có lẽ đã hiểu được là mọi động tác cơ bắp cũng đều xuất phát từ phía thần kinh. 1 khối lượng cơ bắp lớn hơn sẽ luôn là nền tảng cho nhiều sức mạnh hơn, nhưng mà mình phải “điều khiển” được nó.

có nghĩa là sức mạnh của mình sẽ phụ thuộc vào thần kinh mình recruit bao nhiêu sợi dây (T1, T2a, T2x) cơ bắp cùng 1 lúc và những cơ quan cơ bắp liên quan có hoạt động theo đúng nhịp sequence với nhau hay không.

1 ví dụ để dễ hiểu, 1 trò chơi mà đứa trẻ nào cũng từng chơi qua là kéo dây. nhóm A bên trái bao gồm 10 người, nhóm B bên phải bao gồm 10 người. 2 bên đều kéo cái dây thừng, bên nào “yếu” hơn thì sẽ rơi xuống hố.

Xem thêm: Kiến thức tập luyện thể hình tổng hợp

bây giờ cứ cho rằng cả 2 nhóm đều có 10 người khoẻ y hệt như nhau, vậy thì nhóm nào sẽ thắng? nhóm nào mà cùng 1 lúc tất cả mọi người đều kéo hết sức và kéo cùng về 1 hướng sẽ thắng.

còn cái nhóm mà ví dụ 2 người đằng trước kéo hết sức, 2 người tiếp theo mỗi người kéo sang 1 hướng nên bị lệch, còn 6 người đằng sau chưa biết là cuộc chơi bắt đầu nên chả kéo và lúc mà họ biết là phải kéo thì 4 người ở trên đã hết sức rồi nên không kéo cùng được nữa... đấy kiểu đại loại như vậy.

Xem thêm: Vai trò của giấc ngủ đối với cơ bắp

tất cả những quá trình này nếu không muốn giải thích thêm thì có thể gom nó lại vào 2 từ là Kỹ Thuật. Và kỹ thuật thì ngoài tập luyện còn bị phụ thuộc cả vào gene. tại sao lại phụ thuộc gene?

đơn giản thôi, ví dụ như ai sinh ra mà chả có miệng và họng, nhưng đâu có phải ai cũng rèn luyện được thành ca sĩ hát hay đâu. hy vọng mình nói ít nhưng các bạn hiểu được nhiều.