12/1/19

Insulin có gây béo ? Mối liên hệ giữa insulin và carb

Carbs hay bị mang tiếng là "xấu" tại vì carbs dẫn đến phản ứng insulin mạnh. Thường thì ai cũng "biết" và học lỏm nói leo là insulin là 1 hormone chủ yếu gây béo (thật vậy không?).

Và thậm chí nhiều người còn cho rằng "carbohydrate-insulin hypothesis" là lý do của "dịch thừa cân / dịch béo phì" của thời đại ngày nay. Nhưng lý thuyết này sẽ bị "lật đổ" nếu chúng ta xem kỹ sự kiện khoa học hiện nay.

Insulin và Carb

Câu hỏi nhiều người thắc mắc là carbs có thật sự làm chúng ta béo không ? Cùng với câu hỏi là insulin có làm tăng bodyfat không? (các bạn đọc kỹ 2 câu hỏi này nhé, vì tiếp theo chúng ta sẽ chỉ "điều tra" liên quan đến 2 câu hỏi này thôi).

Những tài liệu, ví dụ như quốn sách "calo tốt, calo xấu" của ông Gary Taubes chẳng hạn, đã thảo luận chi tiết về việc chỉnh đốn hormone nội tiết liên quan đến "bodyfat content".

Trong các tài liệu này insulin luôn mang tội là nguyên nhân chính trong việc béo phì. Đương nhiên hormone insulin có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh (regulation) của bodyfat level.

Nhưng mà nếu đổ hết tội lỗi lên mỗi mình insulin thì có vẻ hơi "cận thị" và không chính xác cho lắm. Hệ thống nội tiết (endocrine system) của cơ thể chúng ta được trang bị với vô số phân tử tín hiệu (signaling molecules) và rất là ổn định.

Insulin có vai trò quan trọng trong việc phân vùng các chất và việc trao đổi chất (bao gồm ảnh hưởng "số phận" của chất carb và chất béo). Nhưng mà vẫn chỉ là 1 phần vai trò ở trong một dây xích của các "signaling cascades" mà thôi.

Để xem insulin có phải hoàn toàn là nhân vật chính trong việc điều chỉnh bodyfat level của chúng ta hay không, hoặc insulin level cao có phải là lý do chính của béo phì hay không thì chúng ta phải soi kỹ tài liệu thêm chút.

Insulin là 1 hormone nội tiết (endocrine hormone), và chúng ta cũng đồng thời phải hiểu rằng insulin sẽ ảnh hưởng đến một loạt các tế bào khác nhau trong cơ thể chúng ta.

nhưng cái quan trọng trong topic mà chúng ta đang bàn đến thì đương nhiên là sự ảnh hưởng của insulin đến cơ bắp, gan và tế bào mỡ (bodyfat). Khi cơ bắp chúng ta "tiếp xúc" với insulin thì sẽ xảy ra vài điều ở bên trong của tế bào cơ.

đầu tiên là cái mà gọi là "glucose transporter" (ví dụ như GLUT-4) sẽ di chuyển tới bề mặt của tế bào, và bắt đầu Glucose sẽ được vận tải vào trong tế bào cơ. Tiếp theo insulin sẽ làm cho sự "chuyển hoá tế bào" được thiên vị về hướng metabolic của carbs.

đồng thời chúng ta phải ghi nhớ là trạng thái năng lượng của cái tế bào đó rất là quan trọng để xem tiếp theo trong tế bào sẽ xảy ra những chuyện gì. Trường hợp 1: nếu trạng thái của tế bào đang trong tình trạng ít Glucose và / hoặc ít muscle-glycogen (glycogen trong cơ)...

Thì insulin sẽ phát tín hiệu cho tế bào đó và bắt tế bào đó phải sử dụng những Glucose mà đã được vận chuyển vào trong dùng làm năng lượng và tạo ra Glycogen cho cơ. Thêm nữa là insulin sẽ đảm bảo việc hấp thụ axit béo vào trong tế bào.

Trường hợp 2: nếu tế bào cơ mà đang ở trạng thái có sẵn nhiều Glucose và Glycogen rồi, và cũng có lượng "intramuscular triglyceride" cao thì insulin sẽ làm y hệt những gì viết ở trường hợp 1)...

Nhưng mà bây giờ những Glucose bị thừa ra (vì cell đã có sẵn nhiều glucose, tự nhiên vận chuyển thêm nữa vào, nên bị thừa) thì sẽ theo quá trình gọi là "De Novo Lipogenesis" chuyển hóa thành mỡ. Thế còn gan thì sao? gan cũng có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

nếu lượng Glucose trong máu hạ xuống rất là thấp thì 1 hormone khác tên là "Glucagon" sẽ xuất hiện và phát tín hiệu cho gan quẳng những Glucose đang nạp trong gan vào đường máu để cứu giúp sự thiếu thốn Glucose.

Bây giờ chúng ta hiểu được là insulin sẽ luôn xuất hiện khi lượng đường trong máu bị cao do chúng ta ăn carbs hoặc protein, và cũng sẽ bắt gan chuyển hóa Glucose thành mỡ nếu một khi gan cũng đã nạp đầy Glycogen và bị thừa Glucose.

Những trường hợp vừa nói qua thì chúng ta nhìn thấy rõ ràng là insulin sẽ đem đến "lipogenic effect", nói thẳng là làm béo đúng không? đúng, nhưng nói đi thì cũng phải nói lại.

các trường hợp này chỉ xảy ra khi tế bào ở trong trạng thái bị “đầy kín đến cổ với Glucose” và Glycogen! Trạng thái này chỉ xảy ra được khi chúng ta ăn uống liên tục theo 1 cách tởm lợm!!!

nhưng sự thật thì vẫn là: insulin giảm độ phân giải lipid (fat release) trong tế bào mỡ và đồng thời còn thúc đẩy tổng hợp các acid béo và triglyceride. Khoa học không phủ nhận điều này.

tiếc nhỉ, bây giờ chắc nhiều người sẽ nghĩ rằng insulin làm béo, và các chị em vẫn đua nhau ăn low carb và nghe những "cô giáo hlv" lôn như ngù cấm ăn carbs :))) Ok chính thức thì insulin có effect "tiết kiệm mỡ" nhưng không phải là "làm béo".

Ok đúng, insulin làm giảm quá trình oxy hoá chất béo và thúc đẩy một "môi trường" lợi thế cho việc tăng chất béo. Nhưng mà để chuyện tăng chất béo (bodyfat) xảy ra được thì chúng ta phải cần 1 insulin level luôn luôn trong tình huống bị cao!

Trường hợp này bình thường rất là hiếm xảy ra tại vì cơ thể chúng ta lúc bình thường (không vận động nặng nề) thì luôn ở trong một operation-mode (chế độ hoạt động) muốn oxy hoá chất béo!

Việc này mình đã từng giải thích trong bài viết so sánh "cardio" với "tập nặng" rồi. nói lại lần nữa, chế độ hoạt động bình thường của cơ thể luôn thiên vị về đốt mỡ.

insulin chỉ là 1 cái "trigger" để kích hoạt quá trình chuyển hóa carbs. Nói dễ hiểu hơn là điều chỉnh composition của macros, ví dụ lowcarb hay highcarb, sẽ không ảnh hưởng lớn lao gì và không đem đến "obsogene effect".

để mà thật sự cho insulin đạt được hiệu ứng "vỗ béo" cơ thể (cơ thể của 1 người khoẻ khoắn bình thường). Thì phải tạo ra 1 môi trường gọi là ăn như con lợn (nhồi nhét calo trong thời gian lâu dài, nhiều tuần, nhiều tháng) thì mới xảy ra chuyện này.

nói ngắn gọn hơn: không ăn dư calo (trong thời gian lâu dài), sẽ không bị béo (không đáng kể). chấm hết. Tái bút: Có bằng chứng gì là insulin là "trigger" cho việc hoá chất carbs không ?

Câu trả lời là có. cơ thể chúng ta hoạt động được rất bình thường và chả có vấn đề gì khi không có sự tồn tại của insulin (hoặc chỉ có ít insulin), trừ khi chúng ta liên tục ăn carbs hoặc bánh kẹo liên tục không ngừng.

Trong tình trạng insulin level thấp thì cơ thể chúng ta sẽ dùng axit chất béo để có năng lượng. trong trường hợp cực đoan ví dụ như diabetes typ1 (bệnh tiểu đường tuýp1) coi như cơ thể hoàn toàn không phân phát được insulin nữa, thì cơ thể lấy mỗi axit chất béo ra làm năng lượng thôi.

Trừ khi người bệnh tiêm exogene insulin từ ngoài vào lúc đó insulin sẽ kích hoạt việc chuyển hóa carbs. đó là bằng chứng insulin là "nhạc trưởng" của metabolic.

Xem thêm: Insulin và keto diet

có thể minh hoạ như thế này: insulin bảo cho cơ thể chúng ta biết là hãy nên dùng đường để đốt. nhưng insulin không bảo là mày béo lên đi. Mình vừa lấy ví dụ của bệnh tiểu đường ra, cho nên xin phép nói thêm.

insulin không thể coi được là 1 hormone xấu xa và làm béo người. không có insulin hoặc insulin thường xuyên thấp thì không những chả xây dựng được cơ bắp (insulin là hormone anabolic nhất trong cơ thể!) mà còn chỉ toi đời sớm...

Xem thêm: L-Carnitine là gì ? Bổ sung carnitine có giúp giảm mỡ không

Những người bị bệnh tiểu đường sẽ hiểu nỗi khổ này. (đừng vào bắt bẻ mình là nhưng mà diabetes typ2 thì vẫn sản xuất insulin cơ mà receptor bị hỏng thui mà... kết cuộc sẽ như nhau) insulin có rất nhiều vai trò khác ngoài việc chỉnh đốn hoá chất.

Insulin ví dụ có vai trò điều trỉnh resorption của Natri từ thận. insulin level thấp quá thì chúng ta sẽ mất nhiều Natri và đồng thời cũng sẽ mất đi nước. đấy là lý do mấy chị em nhịn carbs được vài ngày xong tụt cân rồi tưởng bở, xong feedback "dạ em giảm được 2 cân rùi". cân cái cục củ l...