5/1/19

L-Carnitine là gì ? Bổ sung carnitine có giúp giảm mỡ không *

Mình không biết phải viết mấy trăm nghìn bài viết nữa thì các bạn mới thông được não nhỉ. không có bất cứ 1 sản phẩm hoặc tpbs (thực phẩm bổ sung) nào “đốt mỡ” cả. CLA, L-Carnitine blablabla. chả có cái gì đốt mỡ (giảm béo) cả.

“đốt mỡ” là chức năng của cơ thể để cung cấp năng lượng. mỡ nằm trong fat-vakuole ở trạng thái TAGs (tri-O-acylglycerol). khi cơ thể cần đến năng lượng thì mỡ nó sẽ rời khỏi fat-vakuole và sẽ thành free fatty acid để rồi được transport đến mitochondrien trong cơ để đốt.

L-Carnitine là gì ? Bổ sung carnitine có giúp giảm mỡ không

Cartinin chỉ là 1 transport-protein để chở mỡ đến tế bào cơ. nhưng nếu mình không đang acute ở caloric deficit thì mỡ nó lại đi về chỗ cũ ở vakuole. có nghĩa là nếu mày vẫn ăn uống như trước, vẫn không thay đổi gì trong vận động (activity) thì có nốc 1 tấn CLA và Carnitin vvv thì mày vẫn béo.

còn nếu như mày đang thực hiện deficit 1 số X kcal thì mày sẽ giảm béo, cho dù mày có uống thêm Carnitin hay không uống thêm thì việc giảm béo đấy nó cũng sẽ không tăng tốc vì vốn dĩ mày không hề bị thiếu Carnitin trong người (vì mày không bị thiếu thốn chất đạm trong dinh dưỡng).

như câu nói ở trên, Carnitin là 1 transport-protein để “vận chuyện” mỡ vào mitochondrien. ví dụ mày muốn đi từ địa điểm A đến B thì mày chỉ cần 1 cái xe taxi. mày có gọi 10 cái xe taxi đến đón thì mày cũng không đi nhanh hơn được.

sản phẩm thật sự có thể giảm được béo là các loại thuốc (hoocmon và thuốc phiện) mà nó ép nội tạng và tim phổi của chúng mày tăng cường hoạt động. có nghĩa là tự nhiên cơ thể mày phải hoạt động nhiều hơn trước, tim mạch đập nhiều hơn, thở phì phèo hùng hục hơn, metabolism tăng lên.

đương nhiên là mày sẽ giảm béo với những loại thuốc như thế, tại vì mày vẫn ăn như trước nhưng cơ thể nội tạng bị ép hoạt động nhiều hơn trước. rốt cuộc thì nó vẫn là cái cơ chế kcal-in vs kcal-out. nói thế các bạn đã hiểu chưa?

còn về cái mặt hại của những loại thuốc đấy thì chả cần phải giải thích chứ? ví dụ bây giờ cái xe ôtô của bạn chỉ chạy được 200km/h nhưng mày cứ bắt nó phải chạy khen khét 300km/h thì xem xem cái động cơ nó sẽ được thọ bao lâu.


Carnitine và thịt đỏ


uống thêm sản phẩm Carnitin không hề giúp ích được gì cho việc giảm mỡ thì chắc các bạn đã hiểu được từ những bài trước rồi đúng không? bài này viết ngắn thêm chút ít excursion để các bạn hiểu thêm tại sao nhiều bác sĩ lại nói “không nên ăn nhiều thịt đỏ”.

L-Carnitin (Levo-Carnitin) là 1 amino do cơ thể mình tổng hợp ra bằng 2 amino Lysin và Methionin. người ta đặt tên “Carnitin” cho nó theo terminology của cụm từ “Carne”. Carne có nghĩa là “Thịt”.

trong thịt chứa rất nhiều chất Trimethyl-hydroxybutyrobetain, nhất là trong loại thịt đỏ. thế cho nên người ta dựa vào cụm từ “Carne” và đặt tên cho cái chất Trimethyl-hydroxybutyrobetain thành “Carnitin” cho dễ gọi.

vấn đề nó là như thế này. nếu mình ăn nhiều thịt và nhiều thịt đỏ quá thì trong người sẽ có quá nhiều Carnitin. có nhiều Carnitin quá thì cơ thể (do 1 số vi khuẩn đường ruột) cũng sẽ chuyển hoá thêm được thành nhiều Trimethylamin.

tiếp theo thì trong gan Trimethylamin sẽ được hoá chất thành Trimethylamin-N-Oxid (TMAO). TMAO rất là độc và bị nghi án gây ra nhiều căn bệnh cho tim mạch, Arteriosklerose, ung thư vvv. vì thế các bạn thường được nghe những câu “không nên ăn nhiều thịt đỏ” từ bác sĩ truyền mồm nhưng ko giải thích lý do.

ăn thịt đỏ chả có vấn đề gì, Carnitin cũng chả có vấn đề gì, vì Carnitin vốn dĩ quan trọng cho việc Fat metabolism. vấn đề nằm ở từ “quá nhiều”. quá nhiều Carnitin khiến -> quá nhiều TMAO.

vấn đề là các bạn là dân ăn thịt vkl ra, không hề thiếu thốn Carnitin trong dinh dưỡng (thậm chí chắc còn bị thừa cmnr). nhưng lại nốc thêm Carnitin từ tpbs với tư tưởng là như vậy sẽ giúp “đốt mỡ” tốt hơn. không cần phải viết gì thêm chắc các bạn đã tự nhận được ra cái sai rồi đúng không?