23/9/18

Hệ thống hormone trong cơ thể

Trả bài cho những anh em tốt đang theo mình. Trước đây có hứa sẽ viết 1 bài về physiology của hệ thống hormon trong cơ thể. Nói chung là khó. Ngành nội tiết học nghiên cứu hệ thống nội tiết tố (hormone).

Cụ thể là nghiên cứu chức năng của các nội tiết tố, giải phẫu, sinh lý của các tuyến nội tiết tố và chu kỳ hoạt động của hệ thống điều khiển nội tiết tố. Sinh lý hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn và cũng là 1 khoản rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học.

Hệ thống hormone trong cơ thể

Trong bài này mình chỉ muốn mô tả một cách hữu ích ngắn gọn về sinh lý của hệ thống nội tiết tố để làm sáng tỏ nội dung tổng hợp chứ không đi sâu vào từng cấu trúc của từng hormon một đc.

• Các tuyến nội tiết và ngoại tiết:

Các tuyến nội tiết là các tuyến đưa nội tiết tố vào mô đệm, nghĩa là vị trí giữa các tế bào. Các tuyến ngoại tiết là các tuyến có chứa các đường dẫn thông ra ngoài. Một ví dụ điển hình là tuyến mồ hôi. Đương nhiên điều thú vị mình muốn tham khảo là các tuyến nội tiết.

• Các tuyến nội tiết và sinh lý học của chúng:

Những nơi sản xuất nội tiết tố quan trọng nhất là

Hypothalamus: Vùng dưới đồi (nằm ở phần dưới của não trung gian)
Hypophyse: Tuyến yên
Glandula Thyroidea: Tuyến giáp
Glandula Parathyroidea: Tuyến cận giáp
Epiphysis: Tuyến tùng
Pancreas: Tụy
Glandulae: Tuyến thượng thận
Gonad/Ovar: Tuyến sinh dục
Thymus: Tuyến ức (sẽ thoái hóa sau tuổi dậy thì)

Trừ "vùng dưới đồi", các cơ quan còn lại trên đây tiết ra các nội tiết tố vào quá trình tuần hoàn máu. Đa số các nội tiết tố của "vùng dưới đồi" đều đổ vào hệ thống tĩnh mạch cửa.

• Nội tiết tố là các các chất mang tín hiệu:

Nội tiết tố là các chất hóa học mang tín hiệu được cơ thể tiết ra. Chúng mang thông tin tới các cơ quan và qua đó giúp cho sự kết hợp giữa các chức năng và quá trình trao đổi chất được diễn ra. Việc truyền tin của nội tiết tố diễn ra chậm hơn so với quá trình trao đổi thông tin của hệ thần kinh.

Cụ thể: Quá trình trao đổi thông tin của hệ thần kinh chỉ diễn ra trong vài giây trong khi nội tiết tố phải cần ít nhất hàng phút, thậm chí còn lâu hơn. Nội tiết tố được phân biệt bằng nơi chúng được sản sinh và cấu tạo hóa học.

1) Phân loại theo nơi sản sinh:


Nhóm nội tiết tố được phân chia theo nơi sản sinh gồm có nội tiết tố tuyến, nội tiết tố mô, nội tiết tố dịch thần kinh và các chất trung gian

• Nội tiết tố tuyến và nội tiết tố mô:

Nội tiết tố tuyến được sản sinh ở các tuyến nội tiết và từ đó được truyền vào máu. Quá trình này được gọi là bài tiết nội tiết tố. Bằng cách đó các nội tiết tố được truyền từ nơi sản sinh tới các cơ quan đích.

Nội tiết tố tuyến còn được chia ra làm hai nhóm nội tiết tố nhỏ hơn là nhóm nội tiết tố có tác động lên tuyến và nhóm nội tiết tố có tác động lên các cơ quan. Một ví dụ cho nhóm nội tiết tố có tác động lên tuyến là nội tiết tố ACTH.

Trong khi đó Insulin là một nội tiết tố có tác động lên các cơ quan. Ngược lại, nội tiết tố mô sở dĩ có tên như vậy là do chúng được sản sinh ở các tế bào đặc biệt của mô.

Việc truyền các loại nội tiết tố này được thực hiện thông qua việc khuếch tán tới cơ quan đích (cơ chế điều hòa cận tiết tố). Nơi sản sinh và nơi tiếp nhận có thể nằm rất gần hoặc rất xa nhau. Một ví dụ của nhóm nội tiết tố mô là chất Gastrin, một nội tiết tố pep-tit của dạ dày.

• Nội tiết tố dịch thần kinh và các chất trung gian:

Các chất dịch thần kinh là các nội tiết tố của vùng dưới đồi. Việc sản xuất ra các nội tiết tố này diễn ra ở các tế bào dịch thần kinh chuyên biệt. Sau đó các nội tiết tố được sản sinh ra sẽ được máu đưa tới cá cơ quan đích.

Các chất trung gian là những chất hóa học mang tín hiệu, chúng không khác xa lắm với các chất dẫn truyền thần kinh. Đó là các chất hóa học mang tín hiệu được sản sinh ở rất nhiều loại tế bào khác nhau.

Thông thường tác dụng của chúng chỉ mang tính cục bộ bởi chúng được tiêu hủy rất nhanh. Một ví dụ của chất trung gian là chất Histamine.

2) Các nội tiết tố được phân loại theo cấu trúc hóa học:


Trong nhóm này gồm có các nội tiết tố steroid, eicosanoid và nội tiết tố chứa axit amin.

• Cấu trúc của nội tiết tố steroid:

Các nội tiết tố steroid sở hữu một cấu trúc dạng steran. Chúng không được lưu ở các tuyến mà được vận chuyển đến máu sau khi được tiết ra. Do đó cấu trúc của chúng sẽ được điều chỉnh để tránh sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố này.

• Cấu trúc của nội tiết tố chứa axit amin:

Nhóm nội tiết tố steroid bao gồm các dẫn xuất tiểu phân tử của axit amin, Peptid (polyteptid) và Protein. Việc hình thành và các dụng của các loại nội tiết tố này có những sự khác biệt rõ rệt.

Trong quá trình sản xuất (cấu tạo sinh học) nội tiết tố peptid thì các tiền hormon được sản sinh ra trước. Đó là các chuỗi polypeptide dài. Các peptid này sau đó được đẩy vào mạng lưới nội chất. Tiếp đó, tần suất tín hiệu được tách ra.

Kết quả là tiền hormon được sản sinh. Tiền hormon này thay đổi dưới tác động của quá trình điều hòa hậu dịch mã. Sau đó nó sẽ được lưu tại hạt tế bào rồi được giải phóng thông qua các kích thích tương ứng.

• Cấu trúc của eicosanoid:

Ví dụ, Prostaglandin là chất thuộc nhóm Eicosanoid. Chúng không chỉ phát các tín hiệu hormon mà còn được tiết ra ở các mô và các tế bào khác nhau.

3) Cơ chế tác dụng của nội tiết tố:


Nội tiết tố có tác dụng chủ yếu ở các cơ quan tiếp nhận. Ở đó chúng sẽ liên kết với các chất tiếp nhận đặc trưng (protein). Đặc tính của các protein này là: có một ái lực lớn, sức chứa thấp và tính nhạy bén cao.

Nội tiết tố phát huy tác dụng bằng cách tác động lên hoạt động của gen và kích hoạt „ các chất đưa tin thứ hai“ (second messengers). Hoạt động của gen có liên quan chủ yếu tới các hormon steroid. Tuy nhiên cả nội tiết tố thyroxin cũng phát huy tác dụng theo hình thức này.

Các chất đưa tin thứ hai là các chất chuyển tải thông tin tới các tế bào đích. Nhờ đó hiệu quả của chúng đạt được mức cao hơn và có thể gây ra nhiều tác dụng khác nhau. Ngoài ra nội tiết tố còn có ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất.

• Nội tiết tố ở vùng dưới đồi:

Vùng dưới đồi nằm ở dưới phần đồi thị và có chức năng điều tiết lượng nước, muối và huyết áp. Ngoài ra nó còn kiểm soát thân nhiệt và quá trình tiếp nhận thức ăn. Bên cạnh đó nó còn điều khiển hành vi tình dục và giấc ngủ.

Trong hệ thống hormon thì vùng dưới đồi có chức năng điều chỉnh lượng hormon được sản xuất ra. Quá trình cấu tạo ra số hormon cần cho việc đó diễn ra ở các tế bào thần kinh.

Kể cả việc tiết hormon ở vùng dưới đồi cũng được điều khiển bởi các nội tiết tố. Các nội tiết tố của vùng dưới đồi bao gồm GnRH (Gonadotropin-releasing Hormon – hormon tiết chất Gonadotropin)...

TRH (Thyreotropin-releasing Hormon – hormon tiết chất Thyreotropin), GH-RH (Growth hormone-releasing Hormon – nội tiết tố tiết hormon sinh trưởng) và CRH (Corticotropiin-releasing Hormon – hormon tiết chất Corticotropin).

• Nội tiết tố của tuyến yên:

ACTH (Adreno-corticotropes Hormon) là một trong các nội tiết tố của tuyến yên. Nó điều khiển quá trình tiết chất cortisol và được gọi là hormon stress. Các nội tiết tố khác bao gồm TST ( hormon kích thích Thyroideo),

hormone này có tác động lên tuyến giáp và ảnh hưởng đến việc tiết ra các hormone T3 và T4. Ngoài ra tuyến yên còn sản sinh ra FSH –hormon kích thích nang và LH ( hormon thể vàng).

Cả hai hormone này đều cần thiết cho việc hình thành giới tính và khả năng sinh sản. Cả hormon Prolactin cũng được sản sinh ra ở đây. Nó có tác động lên tuyến vú và thúc đẩy việc sản sinh ra sữa.

Một hormon nữa của tuyến yên là hormon sinh trưởng. Hormon này có chức năng điều chỉnh quá trình tăng trưởng, tuy nhiên nó không điều chỉnh một cách trực tiếp mà thông qua việc kích thích một hormon khác.

• Nội tiết tố của tuyến giáp:

Ở tuyến giáp, hormon Thyroxin (T4) và Trijodthyronin được tiết ra. Cả hai nội tiết tố này còn có thể được tìm thấy trong máu, hơn nữa chúng còn liên kết với protein. Ngược lại, nội tiết tố Thyreotropin (TSH) được sản sinh ra ở tuyến yên và được máu truyền tải tới tuyến giáp.

Nhiệm vụ của nó là điều hòa các hormone của tuyến giáp là T3 và T4. Trong trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp thì thông thường hormon TSH sẽ được kiểm tra đầu tiên.

Chỉ số tối thiểu đối với đàn ông là 0,4 µ/ml, chỉ số tối đa là 2,5. Ở phụ nữ thì chỉ số tối thiếu là 0,3µ/ml, tối đa là 1,0. Trong khi đó ở tuyến cận giáp, nội tiết tố Parathormon được sản sinh ra để điều hòa lượng canxi và phosphat.

• Nội tiết tố tuyến tùng:

Tuyến tùng tiết ra hormon Epiphysin và Melatonin và hai loại hormon này có chức năng điều hòa chu kỳ ngày đêm.

• Nội tiết tố của tụy:

Ở tụy các hormon Insulin, Somatostain và Glukagon được sản sinh ra. Insulin và Glukagon điều hòa mức đường trong máu.Somatosatin kìm hãm việc tiết dịch vị. Việc hình thành nên Insulin và Glukagon được diễn ra ở nơi được gọi là tiểu đảo tụy Langerhans.

Glukagon được sản xuất ra ở các tế bào alpha, còn Insulin ở các tế bào beta. Còn Somatostatin được sản xuất ra ở các tế bào delta. Các hormone này được giải phóng nhờ quá trình hấp thụ thức ăn.

Insulin được tiết ra là do lượng đường trong máu cao. Nếu lượng đường trong máu giảm, Glukagon sẽ được giải phóng để nâng cao lượng đường trong máu. Các hormon này được kìm hãm là do hai hormon Amylin và Pankreatostatin.

• Nội tiết tố tuyến thượng thận:

Ở tuyến thượng thận có rất nhiều hormon khác nhau được sản sinh. Các hormon này được chia thành ba nhóm chính là Cortisol, Adoesteron và Androgene. Các hormon này là hormon steroid. Việc kích thích các nội tiết tố này diễn ra thông qua hormon ACTH của tuyến yên.

Trong khi đó hormon ACTH lại được điều khiển bởi hormon CRH của vùng dưới đồi. Các nội tiết tố này tác động lẫn nhau theo một chu kỳ kín. Cortisol thuộc nhóm hormone Glucocorticoid và có tác động lên quá trình trao đổi chất.

Cụ thể là đốt cháy mỡ và protein cũng như sản xuất đường. Ngoài ra nó còn kìm hãm các nhiễm trùng và chế ngự hệ thống miễn dịch. Aldosteron cần thiết cho việc điều chỉnh lượng nước và muối cũng như giữ ổn định lượng natri và kali ở mức độ cần thiết cho cơ thể.

Chất natri là chất liên kết nước và nhờ nó mà thể tích máu và huyết áp được nâng cao. Còn Androgenen là các hormon tình dục. Ở nam giới khoảng 5% Adrogene được sản xuất ở tuyết thượng thận.

• Nội tiết tố tuyến sinh dục (ovar và testis):

Các hormon sinh dục đặc thù được sản sinh ra ở các tuyến sinh dục. Đó là buồng trứng (ovar) và tinh hoàn (testis). Các hormon đó có tên là Androgen, Gestagen và Estrogen.

Việc sản sinh ra các loại nội tiết tố này cần có sự kích thích của các hormon khác mới có thể diễn ra. Estrogen cần thiết để màng nhày trong dạ con có thể phát triển và điều này là một điều kiện để phụ nữ có thể mang thai.

Đương nhiên còn một loạt các nội tiết tố khác tham gia vào quá trình mang thai. Testosteron là hormon thuộc nhóm Androgen và có chức năng điều khiển hình thức sinh dục đặc thù cũng như hưng phấn tình dục ở đàn ông.

Xem thêm: Tìm hiểu về pump cơ

Các nội tiết tố này lại nằm dưới sự kiểm soát của một chu kỳ kín gồm các hormon của Hyphothalamus, Hypophyse và Gonaden. Vì sao đàn ông nhiều cơ bắp hơn phụ nữ là do Testoreron.

• Nội tiết tố tuyến ức:

Tuyến ức là một cơ quan được phát triển đầy đủ kể từ lúc sinh và tự thoái hóa khi bước vào giai đoạn trưởng thành về sinh dục. Tuyến ức cần thiết cho việc hình thành hệ thống miễn dịch cũng như việc sinh trưởng.

Các nội tiết tố được sản sinh ra ở các tế bào biểu mô của tuyến ức. Các nội tiết này bao gồm các peptid như Thymosin, Thymopoetin và Thymosterin.

Xem thêm: Phong cách tập, nên tập nhanh hay chậm ?

Đây là mình đã tóm tắt tất cả hệ thống hormon nội tiết trong cơ thể. Anh em nên hiểu là về vấn đề này người ta có thể viết ra nhiều quyển sách. Để mà tóm tắt xúc tích mọi thứ thành 1 bài vừa ngắn gọn vừa hữu ích dễ hiểu thì rất rất là khó, vì nếu muốn chi tiết hơn thì có thế đi sâu và không ngừng kết thúc viết bài.